Nguyễn Công Trứ
Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả, trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể...








Nguyễn Công Trứ (1778-1858) hiệu là Ngộ Trai, tự là Hy Văn, quê quán tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ Tĩnh.

Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cụ thân sinh là Nguyễn Tần, đỗ Hương Cống đời nhà Lê\.

Buổi thiếu thời, dù sống trong cảnh hàn vi, ông luôn cố công trau dồi kinh sử để mong thi đỗ ra làm quan giúp dân, giúp nước. Sau nhiều lần thi hỏng, ông cuối cùng đậu Tú Tài năm 1813 và đậu Giải Nguyên năm 1819.

Hoạn lộ của ông lắm bước thăng trầm: ông làm quan ở nhiều tỉnh, nhiều vùng, có khi lên đến Binh Bộ Thượng Thư, nhưng cũng có lắm lần bị dèm pha giáng chức. Ông giúp triều đình nhà Nguyễn đàn áp nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, Phan Bá Vành...); làm Doanh Điền Sứ, giúp dân khai khẩn đất hoang (1828)...

Ông mất ngày 7 tháng 12 năm 1858 tại chính quán, thọ 81 tuổi, được phong tước Dinh Bình Hầu\.

Nguyễn Công Trứ để lại nhiều tác phẩm chữ Hán (câu đối, sớ) cũng như chữ Nôm (thơ, hát nói, phú, câu đối, ca trù...). Thơ văn Nguyễn Công Trứ phản ảnh khá trung thực sự biến chuyển tâm lý của một nhà nho cổ điển qua từng giai đoạn đời sống. Phần lớn các tác phẩm hào hùng và ngạo nghễ, biểu lộ một bản lĩnh vững chắc, một chí khí mạnh mẽ, và thái độ cầu tiến, vươn lên. Lúc về già, sáng tác của ông lại tìm về tư tưởng an nhàn, hưởng lạc.





Tác Phẩm Chọn Lọc



Than Nghèo

Đi Thi Tự Vịnh

Chí Nam Nhi

Chí Làm Trai

Phận Sự Làm Trai

Gánh Gạo Đưa Chồng

Ngất Ngưởng

Kẻ Sĩ

Cây Thông

Vịnh Hàn Tín

Chữ Tình

Chữ Nhàn

Cầm Kỳ Thi Tửu

Thoát Vòng Danh Lợi

Vịnh Tiền Xích Bích

Vịnh Hậu Xích Bích

Tương Tư

Vịnh Thúy Kiều

Già Cưới Nàng Hầu


Than Nghèo | Ông Cò -- Đùa Ông Phủ -- Lắm Quan

 


Ý Kiến Bạn Ðọc
 
Tên